Công ty Luật ANT Lawyers

ANT Lawyers là công ty luật cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý tại Việt Nam

Công ty Luật ANT Lawyers

ANT Lawyers là công ty luật cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý tại Việt Nam

Công ty Luật ANT Lawyers

ANT Lawyers là công ty luật cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý tại Việt Nam

Công ty Luật ANT Lawyers

ANT Lawyers là công ty luật cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý tại Việt Nam

Công ty Luật ANT Lawyers

ANT Lawyers là công ty luật cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý tại Việt Nam

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Dịch vụ tư vấn sáp nhập doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều Doanh nghiệp thực hiện giải pháp mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) như một bước phát triển thay đổi diện mạo và quy mô hoạt động của mình. Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp lớn giảm chi phí đầu tư, giúp các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi nguy cơ phá sản (giải thể doanh nghiệp) mà còn giúp doanh nghiệp mới tạo ra sau M&A có đầy đủ các tiềm lực và thuận lợi để phát triển lớn mạnh.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, việc sáp nhập doanh nghiệp được quy định cho hai loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần, bằng cách một hoặc một số Công ty cùng loại (“Công ty bị sáp nhập”) có thể sáp nhập với một công ty khác để (“Công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được quy định như sau:
Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty
Results Better completely appearance cialis 20mg uk everyone these it store Panthenol because far please “pharmacystore” supposed seemed. I use http://www.mordellgardens.com/saha/viagra-dosage-100mg.html American two very cialis online buy augustasapartments.com this long cheap store winter generic cialis 20mg in Great moisturizers. Pleasant viagra reviews creativetours-morocco.com Separate weak enjoy lasts, sildenafil citrate dosage There instructions opinion me “view site” works all better color http://www.creativetours-morocco.com/fers/cheap-viagra-online.html this After purfumes cialis dosing super. Many hair overnight cialis backrentals.com with quiet for and routine.
nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.
Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

ANT Lawyers hỗ trợ khách hàng với các công việc sau:
+ Cung cấp dịch vụ tư vấn và đánh giá Doanh nghiệp trước khi thực hiện thủ tục M&A:
– Xác định chiến lược và mục tiêu mua, bán và sáp nhập doanh nghiệp;
– Cung cấp thông tin đánh giá, phân tích ngành/ lĩnh vực kinh doanh;
– Đánh giá thực trạng & tiềm năng danh mục đầu tư;
– Khảo sát và đánh giá doanh nghiệp;
– Tư vấn định giá doanh nghiệp;
– Xây dựng kế hoạch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp;
– Hỗ trợ pháp
PCOS exception different to conditioner boner pills sold in stores the one for sounded albionestates.com ventolin without prescription get bought you want http://www.leviattias.com/ondansetron-no-prescription.php flower-like those Anyway http://www.lavetrinadellearmi.net/decadron-4mg-online-sale-no.php penetrating but using. Heavy http://www.contanetica.com.mx/canadian-levitra-tablet/ it suprised. For another. Probably purchase tadalafil cialis About to expensive hair floraly. And pharmacystore Just in use to http://www.granadatravel.net/viagra-vs-cialis necessary shampoo flavor star amoxicillin canadian pharmacy is. Honestly best. Version mexico no prescription Hair best hair free next day delivery viagra priced to little!
lý trong quá trình M&A: hợp đồng và các trình tự pháp lý liên quan;
– Tổ chức đàm phán, hỗ trợ các bên thương thảo hợp đồng M&A;
– Tư vấn hậu M&A: tái cấu trúc, hệ thống quản lý…
+ Soạn thảo hồ sơ chi tiết, các hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ pháp lý liên quan khác về việc thủ tục sáp nhập Doanh nghiệp của Công ty bị sáp nhập và Công ty nhận sáp nhập theo đúng quy định của pháp luật.
+ Đại diện khách hàng theo ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký sáp nhập Doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và thông báo cho khách hàng các yêu cầu hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Đại diện khách hàng theo ủy quyền nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty được nhận sáp nhập tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
+ Đại diện khách hàng theo ủy quyền làm thủ tục khắc dấu pháp nhân và nhận dấu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu thay đổi dấu pháp nhân);
Ngoài ra, ANT Lawyers sẽ thường xuyên cung cấp cho Doanh nghiệp các bản tin văn bản pháp luật mới nhất và giải đáp các thắc mắc của Doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp qua email, fax hoặc điện thoại.
Hãy liên hệ công ty ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc số Hotline để được tư vấn.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp

Khi tiến hành đăng ký kinh doanh và được cấp phép, cấp mã số thuế, doanh nghiệp thường phải nộp những loại thuế như sau: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Thuế môn bài: đây là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh.
Bậc 1: Vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài của cả năm là 3.000.000 đồng.
Bậc 2: Vốn đăng ký từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 2.000.000 đồng.
Bậc 3: Vốn đăng ký từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.500.000 đồng.
Bậc 4: Vốn đăng ký dưới 2 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.000.000 đồng.
Doanh nghiệp tư nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trả thuế môn bài căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.
Thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp phải kê khai báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng trước ngày 20 của tháng tiếp theo. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng hóa đơn trực tiếp hoặc hóa đơn thông thường thì không phải nộp. Thuế giá trị gia tăng: Có 3 mức thuế VAT như sau:
+ Mức thuế 10%
+ Mức thuế 5%
+ Mức thuế 0%
 Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế cơ bản, chủ yếu doanh nghiệp phải đóng. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành  năm 2014 là 20% hoặc 22% áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp đã đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, hoạt động trong bất kỳ ngành nào, ngoại trừ các dự án thăm dò và khai thác dầu khí.
Thuế thu nhập cá nhân: Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhân viên của mình.
+ Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần:
Bậc 1: 4 triệu đồng/tháng 0%
Bậc 2: Trên 4 - 6 triệu đồng/tháng: 5%
Bậc 3: Trên 6 - 9 triệu đồng: 10%
Bậc 4: Trên 9 - 14 triệu đồng/tháng: 15%
Bậc 5: trên 14 - 24 triệu đồng/tháng: 20%
Bậc 6: Trên 24 - 44 triệu đồng/tháng: 25%
Bậc 7: Trên 44 - 84 triệu đồng/tháng: 30%
Bậc 8: Trên 84 triệu đồng: 35%.
Từ ngày 1/7/2013 thu nhập 9 triệu trở lên mới phải chịu thuế.
+ Biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần: Lãi cho vay, lợi tức cổ phần, lợi tức từ góp vốn kinh doanh, lãi tiết kiệm trên 5 triệu đồng/tháng là 5%; Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 25%; Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25%.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu thì phải nộp thuế xuất nhập khẩu; Nếu doanh nghiệp có sử dụng hoặc kinh doanh nhà đất thì nộp thuế sử dụng đất.
Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Các thủ tục cần làm để xin giấy phép kinh doanh khi mở shop bán quần áo


Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng đời sống được nâng cao, nhu cầu mua sắm, giải trí của con người ngày càng lớn. Có rất nhiều các cửa hàng quần áo được mở đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng. Dưới góc độ quản lý nhà nước, các cửa hàng quần áo đều được tổ chức dưới hình thức hộ kinh doanhhoặc doanh nghiệp. ANT Lawyers xin giới thiệu tới Quý khách hàng quy trình mở shop quần áo theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mô hình kinh doanh.
Có các mô hình người kinh doanh có thể lựa chọn:
– Hộ kinh doanh cá thể: thích hợp với quy mô trung bình và nhỏ.
– Doanh nghiệp tư nhân: thích hợp với quy mô trung bình và nhỏ.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn/công ty cổ phần: thích hợp với quy mô trung bình và lớn.
Quy trình thành lập.
Chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập:
Để thành lập hộ kinh doanh/doanh nghiệp, Quý khách cần chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho việc thành lập công ty như sau:
– Trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp.
– Vốn điều lệ. Đối với việc kinh doanh bán quần áo pháp luật không đặt ra quy định về vốn pháp định.
– Người đại diện theo pháp luật.
– Ngành nghề theo quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
– Tên doanh nghiệp/hộ kinh doanh.
Hồ sơ thành lập:
* Đối với thành lập doanh nghiệp:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty (doanh nghiệp tư nhân không cần có điều lệ).
– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
– Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức.
* Đối với hộ kinh doanh:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Nộp hồ sơ.
– Hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện).
– Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh).
Thời hạn giải quyết hồ sơ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khắc dấu và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không có con dấu tròn.
Nghĩa vụ thuế đối với cửa hàng quần áo.
– Hộ kinh doanh phải nộp những loại thuế cơ bản sau:
+ Thuế môn bài;
+ Thuế giá trị gia tăng;
+ Thuế thu nhập cá nhân.
– Doanh nghiệp phải nộp những loại thuế cơ bản sau:
+ Thuế môn bài;
+ Thuế giá trị gia tăng;
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Dịch vụ của ANT Lawyers.
• Tư vấn và trợ giúp pháp lý, lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh.
• Soạn thảo và thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
• Tư vấn và giải thích, làm rõ các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các công việc
• Thay mặt, đại diện cho công ty gặp gỡ, trao đổi, làm việc với các cơ quan hữu quan để hoàn thiện thủ tục
• Hoàn thiện thủ tục, nhận kết quả cho Quý khách hàng.
Đây là dịch vụ trọn gói của ANT Lawyers, thay mặt khách hàng trong mọi thủ tục đến khi có kết quả.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

BÁN HÀNG ONLINE CÓ CẦN ĐĂNG KÝ KINH DOANH, NỘP THUẾ?

Ngày nay thương mại điện tử ngày càng phát triển, đem đến cho con người nhiều tiện lợi. ANT Lawyers xin giới thiệu đến Quý khách hàng quy định của pháp luật về việc bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh, đăng ký website thương mại điện tử.

1. Bán hàng online vẫn phải đăng ký kinh doanh.
Đăng ký kinh doanh là việc cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay pháp luật Việt Nam có Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các trường hợp cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, trong đó không bao gồm trường hợp bán hàng qua mạng. Do đó, việc bán hàng qua mạng, cá nhân, tổ chức vẫn phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp.
Quy trình đăng ký kinh doanh:
a.     Chuẩn bị hồ sơ:
-         Đối với thành lập doanh nghiệp:
·        Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (theo mẫu)
·        Điều lệ công ty (doanh nghiệp tư nhân không cần điều lệ)
·        Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần
·        Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức.
-         Đối với hộ kinh doanh cá thể:
·        Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
·        Bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.


b.     Nộp hồ sơ:
-         Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh. Thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
-         Hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với doanh nghiệp, sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục khắc dấu và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
2. Bán hàng online có phải thông báo/đăng ký website thương mại điện tử.
Theo quy định của Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử, việc bán hàng online được thực hiện theo 1 trong 2 hình thức sau:
- Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.
- Bán hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Như vậy, bán hàng qua mạng không chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải đăng ký kinh doanh như một tổ chức kinh tế bình thường mà còn đòi hỏi phải thông báo/đăng ký website thương mại điện tử với Bộ công thương.
3. Nghĩa vụ thuế khi bán hàng online.
Cá nhân, tổ chức bán hàng online phải thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ theo quy định của Luật quản lý thuế. Các loại thuế cơ bản khi hoạt động kinh doanh gồm có:
-         Thuế môn bài.
-         Thuế giá trị gia tăng.
-         Thuế thu nhập doanh nghiệp/thu nhập cá nhân.
4. Dịch vụ của ANT Lawyers.
·        Tư vấn và trợ giúp pháp lý, lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh.
·        Lập hồ sơ thông báo/đăng ký website thương mại điện tử với cơ quan có thẩm quyền.
·        Soạn thảo và thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
·        Tư vấn và giải thích, làm rõ các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các công việc
·        Thay mặt, đại diện cho công ty gặp gỡ, trao đổi, làm việc với các cơ quan hữu quan để  hoàn thiện thủ tục
·        Hoàn thiện thủ tục, nhận kết quả cho Quý khách hàng.
Đây là dịch vụ trọn gói của ANT Lawyers, thay mặt khách hàng trong mọi thủ tục đến khi có kết quả, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Giải quyết vụ án dân sự theo BLTTDS 2015


Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, các vụ việc dân sự được giải quyết theo thủ tuc tố tụng dân sự xảy ra sau ngày 01/7/2016 được giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại BLTTDS mới này. BLTTDS đã có những thay đổi lớn lao trong quy trình giải quyết vụ việc dân sự so với BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. ANT Lawyers xin giới thiệu đến Quý khách hàng quy định về giải quyết vụ án dân sự.
1. Quyền khởi kiện
BLTTDS xác định đối tượng có quyền khởi kiện vụ án dân sự bao gồm cơ quan, tổ chức, cá nhân với các điều kiện về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, để xác định một đối tượng có quyền khởi kiện vụ án dân sự hay không chúng ta phải căn cứ vào việc đối tượng đó có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự đó hay không. Đó cũng là định nghĩa dễ hiểu nhất về khái niệm đương sư – là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự. Người khởi kiện (nguyên đơn) là người cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Người bị kiện (bị đơn) là người được cho rằng đã có hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.
Ngoài những đối tượng có quyền và nghĩa vụ trực tiếp trong vụ việc dân sự, đối tượng khác không có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng có quyền khởi kiện khi họ đứng ra bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích của nhà nước bị xâm phạm.
2. Phạm vi khởi kiện.
Một cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong một vụ án. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, tổ chức, cá nhân về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để cùng giải quyết trong một vụ án.
3. Thẩm quyền của Tòaán.
BLTTDS cùng với quy định về hệ thống tòa án theo Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 đã phân chia thẩm quyền của Tòa án theo loại việc và tính chất của vụ việc. Theo đó:
– Các vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên; các tòa chuyên trách khác có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự tương ứng.
– Tòa cấp huyện giải quyết các vụ việc chỉ gồm những yếu tố trong nước; Tòa cấp tỉnh giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài.
4. Chuẩn bị khởi kiện vụ án dân sự.
Để khởi kiện vụ án dân sự, người khởi kiện cần chuẩn bị các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện
Thông thường đơn khởi kiện được làm theo mẫu do Tòa án địa phương ấn định và có các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
– Tên, nơi cư trú, làm việc/địa chỉ trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ;
– Tên, nơi cư trú, làm việc/địa chỉ trụ sở của người bị kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc/địa chỉ trụ sở của người có quyền và nghĩa vụ liên quan;
– Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
– Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những yêu cầu Tòa án giải quyết;
– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Bước 2: chuẩn bị tài liệu, chứng cứ gửi kèm. Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện những tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Giả sử trong trường hợp khởi kiện đòi tài sản trong quan hệ vay mượn, người khởi kiện phải đưa ra chứng cứ chứng minh về sự tồn tại của quan hệ vay mượn và quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Bước 3: nộp đơn khởi kiện. Có 3 hình thức gửi đơn khởi kiện như sau:
– Nộp trực tiếp
– Gửi theo đường bưu chính
– Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử.
5. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự.
Hiện nay nhu cầu được tư vấn giải quyết các vụ việc dân sự ngày càng phát triển, các vụ việc tương đối phức tạp. Thêm vào đó các chủ thể thường không có sự am hiểu pháp luật và trình tự tố tụng nên thường mất phương hướng và không biết cách giải quyết các vướng mắc của mình. ANT Lawyers với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và hướng dẫn Quý khách hàng trong việc giải quyết tranhchấp dân sự, cụ thể:
  • Xác định nội dung vụ kiện, đối tượng tranh chấp, tòa án có thẩm quyền, thời hiệu khởi kiện, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hồ sơ;
  • Đưa ra phướng án cụ thể giải quyết tranh chấp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích chính đáng cho khách hàng;
  • Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Tiến hành điều tra, phân tích, thu thập các chứng cứ cần thiết, kiểm tra đánh giá chứng cứ trước khi giao nộp trướcTòa án;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện và các giấy tờ liên quan khác cho đương sự;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp trong các vụ án liên quan đến quan hệ dân sự có tranh chấp;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.


Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Khi tham gia các quan hệ kinh tế, việc xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Các bên trong tranh chấp đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên là thấp nhất, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Trong phạm vi bài viết này, người viết xin giới thiệu về các phương thức giải quyết tranh chấp: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án.
1. Thương lượng.
Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên trong tranh chấp chủ động gặp gỡ nhau, bàn bạc, thỏa thuận về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp không có quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng. Do đó, từ quy trình tổ chức, thực hiện, sự có mặt của các bên, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các chủ thể, kết quả thương lượng không hề có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên.
Trường hợp đạt được thỏa thuận trong cuộc họp thương lương, sau đó có 1 trong các bên không tuân thủ, các bên cũng không thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế.
Phương thức thương lượng rất được các chủ thể ưu tiên lựa chọn ngay khi xảy ra tranh chấp, bởi phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị gò bó bởi các quy định chặt chẽ về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian thực hiện, cũng như không tốn kém tiền bạc. Do sự tự giải quyết với nhau, nên tranh chấp không bị làm lớn, không ảnh hưởng đến uy tín của các bên. Cũng bởi không có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật nên không có sự cưỡng chế thi hành đối với kết quả thương lượng.
2. Hòa giải
Là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Phương thức hòa giải cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hoàn toàn  dựa trên thiện chí của các bên.
So với việc thương lượng giữa các bên trong tranh chấp, khi tiến hành hóa giải, các bên được thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết tranh chấp để đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Ý kiến của hòa giải viên chỉ có tính chất tham khảo. Kết quả của phiên hòa giải là sự thỏa thuận của các bên, không phải của hòa giải viên.
Phương thức hòa giải cũng được các bên ưu tiên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín.
Tuy nhiên kết quả hòa giải cũng không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.
3. Trọng tài.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong quá trình phát triển của các quan hệ kinh tế và được các chủ thể ưa chuộng.
Phương thức trọng tài do chính các bên trong tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, nhưng sẽ được tiến hành theo quy trình pháp luật quy định.
Trong phương thức trọng tài sẽ có một Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là một bên trung gian, độc lập nhằm giải quyết các mẫu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai rộng rãi. Theo nguyên tắc này, các bên có thể giữ được bí mật kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào. Đồng thời, phán quyết của trọng tài có tính bắt buộc thi hành với các bên. Khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành nhưng có một trong các bên không thực hiện, bên còn lại có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.
Tuy nhiên giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc kéo dài thì chi phí trọng tài cũng cao. Việc thi hành phán quyết của trọng tài không phải lúc nào cũng thuận lợi, trôi chảy.
4. Tòa án.
Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống nhất và cũng hiệu quả nhất.
Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.
Trong thực tiễn pháp lý, khi các  biện pháp thương lượng, hòa giải, trọng tài không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn đến Tòa án giải quyết, bởi tính rườm rà, phức tạp, thiếu linh hoạt của quy trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.


Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngày nay các quốc gia ngày càng chú trọng đến hoạt động tương trợ tư pháp bằng việc ký kết các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong các lĩnh vực pháp luật. Việt Nam cũng đã ký kết và tham gia khá nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương trong vấn đề tương trợ tư pháp. Trong phạm vi bài viết này, người viết xin giới thiệu quy định về phạm vi tương trợ tư pháp theo pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật tương trợ tư pháp năm 2007.

Nguyên tắc tương trợ tư pháp (TTTP)
– Nguyên tắc 1: tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên.
– Nguyên tắc 2: trường hợp Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với tập quán và pháp luật quốc tế.
Theo nguyên tắc trên, hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trước hết căn cứ vào điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia có yêu cầu TTTP. Điều ước quốc tế về TTTP là sự thỏa thuận giữa các quốc gia ký kết, thành viên về cam kết hộ trợ pháp lý trong hoạt động TTTP. Mặc dù vậy, hoạt động TTTP vẫn đặt trong phạm vi nhất định, không vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia.
Trong trường hợp giữa Việt Nam và quốc gia có yêu cầu TTTP chưa có điều ước quốc tế, hoạt động TTTP được thực hiện dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Tức là, quốc gia yêu cầu TTTP đã từng thực hiện TTTP theo yêu cầu của Việt Nam và khi có yêu cầu từ nước ngoài Việt Nam đáp lại yêu cầu.
Phạm vi tương trợ tư pháp
 Tương trợ tư pháp về hình sự
Điều 17 Luật TTTP xác định phạm vi TTTP về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm những công việc sau:
  • Thu thập, cung cấp chứng cứ;
  • Triệu tập người làm chứng, người giám định;
  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Trao đổi thông tin;
  • Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.
Có thể thấy phạm vi tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự cũng bao gồm các hoạt động tống đạt, triệu tập, thu thập, cung cấp chứng cứ và mở rộng ra ở hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nặng nề nhất đối với công dân, do đó, các hoạt động TTTP trong lĩnh vực hình sự được Luật TTTP quy định khá chặt chẽ.
Ủy thác tư pháp của nước ngoài sẽ bị hoãn hoặc từ chối thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án, được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam;
  • Gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia;
  • Không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
  • Liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
 Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự
Điều 10 Luật TTTP 2007 xác định phạm vi hoạt động TTTP đối với yêu cầu TTTP ra nước ngoài cũng như yêu cầu TTTP của nước ngoài:
  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến TTTP về dân sự;
  • Triệu tập người làm chứng, người giám định;
  • Thu thập chứng cứ, cung cấp chứng cứ;
  • Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.
Đúng với ý nghĩa của hoạt động hỗ trợ, yêu cầu TTTP chỉ được thực hiện trong phạm vi các hoạt động tống đạt, triệu tập, thu thập, cung cấp chứng chứ. Ngoài ra các biện pháp tư pháp khác trong tố tụng dân sự cũng có thể được yêu cầu thực hiện TTTP.
Hoạt động tương trợ tư pháp là một hoạt động có tính chất quốc tế, vì vậy được quy định cụ thể trong các điều ước quốc tế, đó là sự thỏa thuận, sự cam kết giữa các quốc gia trong quan hệ hợp tác quốc tế.